Có bao nhiêu hình thức đăng ký kinh doanh? Thực hiện thủ tục đăng ký ra sao?

Nền kinh tế không ngừng biến động là môi trường thích hợp để các doanh nhân trẻ thử thách chính mình, bằng chứng là làn sóng “Startup” đang phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. NAVI luôn mong muốn được đồng hành cùng khởi nghiệp và đi cùng những thành công của doanh nghiệp! Vì vậy, NAVI sẽ luôn đưa ra những phân tích và tư vấn thích hợp để các doanh nhân trẻ lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp, các thủ tục cần thiết để thành lập một doanh nghiệp mới qua hướng dẫn đăng ký kinh doanh như sau.

Hiện nay, khi bắt đầu khởi nghiệp, các doanh nghiệp cần tìm hiểu và lựa chọn mô hình kinh doanh thích hợp, theo quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể:

– Hình thức lập hộ kinh doanh cá thể

– Đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp, bao gồm các loại hình như sau: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH (một thành viên hoặc hai thành viên trở lên), công ty cổ phần, công ty hợp danh (đối với một số lĩnh vực đặc thù) (Dựa theo Luật Doanh nghiệp 2020 ( 01/01/2021)).

dang-ky-kinh-doanh

Dịch vụ đăng ký kinh doanh là gì?

Hộ kinh doanh được đăng ký và chịu trách nhiệm bởi một hoặc các thành viên trong hộ gia với hoạt động kinh doanh của hộ. 

– Không phải kê khai thuế hàng tháng

– Sổ sách, hồ sơ kế toán đơn giản do áp dụng chế độ hóa đơn trực tiếp và thuế khoán 

– Quy mô nhỏ nên phù hợp với nhiều cá nhân hoặc hộ gia đình bắt đầu kinh doanh

– Có thể chuyển đổi sang đăng ký thành lập doanh nghiệp: công ty cổ phần hoặc : công ty TNHH

– Việc quản trị, quản lý đơn giản.

– Không được khấu trừ thuế GTGT (VAT) do nộp thuế theo phương pháp trực tiếp nên khách hàng chủ yếu là các cá nhân, các doanh nghiệp sẽ không ưu tiên chọn

– Phải chịu hoàn toàn trách nhiệm (chịu trách nhiệm vô hạn) trong hoạt động kinh doanh do hình thức này không có tư cách pháp nhân (không giống Công ty cổ phần hoặc TNHH, ở các loại hình này, người chịu trách nhiệm hữu hạn là những người góp cổ phần, góp vốn)

Bạn hãy đến phòng đăng ký kinh doanh và thực hiện theo các thủ tục sau:

  1. Hồ sơ thành lập: 

– CMND/CCCD/hộ chiếu các nhân và các thành viên trong hộ gia đình tham gia

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng mượn nhà/thuê nhà

  1. Soạn và nộp hồ sơ

–  Tại cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh nộp giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể (kèm giấy tờ tùy thân của người đại diện đứng tên trên giấy phếp (bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu)

– Nội dung giấy đề nghị đăng ký kinh doanh:  

+ Tên hộ kinh doanh

+ Địa chỉ kinh doanh

+ Ngành, nghề kinh doanh

+ Vốn điều lệ

+ Các thông tin trên CMND/CCCD/Hộ chiếu như: Số, họ tên, ngày cấp  cùng với địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của cá nhân hoặc đại diện các thành viên hộ gia đình.

  1. Thời gian làm việc: 3 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh HKD cá thể và giấy biên nhận, nếu đạt đủ các quy định sau:

– Hồ sơ theo đúng các biểu mẫu theo quy định

– Ngành, nghề kinh doanh hợp lý (không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh)

– Đăng ký tên hộ kinh doanh phù hợp theo quy định

– Nộp đủ các khoản lệ phí 

* Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ phải có trách nhiệm thông báo rõ các nội dung cần bổ sung sửa đổi, trong 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ

* Theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo: Người đăng ký HKD có quyền khiếu nại. Nếu không nhận được giấy chứng nhận ĐKKD hoặc thông báo yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ ĐKKD sau 3 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ.

thu-tuc-dang-ky-kinh-doanh

Đăng ký doanh nghiệp là bước khởi đầu để hợp pháp hóa việc kinh doanh của bạn

Việc thành lập doanh nghiệp cũng có sẽ một số ưu và khuyết điểm như sau:

Ưu điểm:

– Việc huy động vốn sẽ dễ dàng hơn

– Đa dạng các loại hình ngành, nghề được lựa chọn

– Được khấu trừ thuế GTGT và được xuất hóa đơn GTGT (VAT)

– Khi có các cạnh tranh không lành mạnh hoặc tranh chấp, doanh nghiệp sẽ được luật pháp bảo vệ theo quy định

– Số lượng lao động tùy theo quy mô của doanh nghiệp, không bị giới hạn (Trong khi đó, HKD cá thể bị giới hạn dưới 10 lao động)

– Doanh nghiệp có thể thông qua việc văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh để mở rộng quy mô kinh doanh

Nhược điểm:

– Sổ sách kế toán phải được theo dõi hàng này, các chứng từ phức tạp

– Phải báo cáo thuế theo tháng, quý, năm

– Có nhiều loại thuế phải nộp với mức thuế suất cao 

– Doanh nghiệp phải chấp hành, tuân thủ theo các quy định của Luật Doanh nghiệp.

Sau khi thực hiện thành công, bạn sẽ có số đăng ký kinh doanh và đã có tư cách pháp nhân đầy đủ. 

giay-dang-ky-kinh-doanh-la-gi

Sở hữu tư cách pháp nhân đầy đủ giúp cho doanh nghiệp tự tin kết nối đối tác

– Địa chỉ công ty: Trước khi nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp, NAVI sẽ tiến hành kiểm tra địa chỉ mà doanh nghiệp dự kiến đăng ký có được cấp giấy phép hay không 

– Tên công ty: NAVI sẽ kiểm tra, tà soát trước tên có bị trùng lặp hay không, có được cấp phép hay không,

– Các ngành nghề doanh nghiệp dự định sẽ kinh doanh: NAVI sẽ tự soạn và áp mã ngành mà doanh nghiệp đã chọn theo đúng quy định.

– Số vốn điều lệ: Doanh nghiệp cung cấp cho NAVI số vốn góp của từng cổ đông nếu có nhiều cổ đông góp vốn.

– Bản sao có công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của các cá nhân tham gia góp vốn (không quá 3 tháng). 

– Các thủ tục còn loại NAVI sẽ thay mặt doanh nghiệp thực hiện, giải quyết.

Sau khi đã hoàn tất thủ tục đăng ký doanh nghiệp và chờ đợi, bạn có thể xem qua tra cứu đăng ký kinh doanh để biết tiến trình đăng ký đã thành công hay chưa tại website của sở kế hoạch đầu tư. Bạn hãy liên hệ tư vấn từ sớm để có thể chọn hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp của mình ngay những ngày đầu thành lập nhé. NAVI luôn sẵn sàng ở bên bạn.

Xem thêm tại: https://ketoannavi.com/dich-vu/ 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *