Tạm ngừng kinh doanh là biện pháp được các nhà quản trị doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn khi tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn, điều chỉnh chiến lược kinh doanh, điều chỉnh chiến lược kinh doanh, tìm cơ hội mới trong tiếp cận thị trường, nguồn vốn, nhằm giảm tối đa chi phí, …
Tuy hồ sơ, thủ tục khá đơn giản nhưng có thể ảnh hưởng đến thời gian dự kiến ngừng kinh doanh, gặp sai sót trong các vấn để về thuế… nếu doanh nghiệp không nắm rõ được các quy định về tạm ngừng hoạt động. NAVI sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết về dịch vụ tạm ngưng kinh doanh.
ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC TẠM NGỪNG KINH DOANH
– Trước khi ngừng kinh doanh, gửi các hồ sơ, thủ tục xin tạm ngừng cho các đơn vị phụ thuộc
– Trước khi ngừng kinh doanh, chậm nhất trong 03 ngày làm việc, phải thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh
– Phải tiến hành thủ tục khôi phục mã số thuế trước rồi mới tiến hành thủ tục ngừng kinh doanh, đối với các doanh nghiệp bị đóng mã số thuế
Muốn tạm ngừng hoạt động thì doanh nghiệp cần làm gì?
THỦ TỤC, HỒ SƠ TẠM NGỪNG KINH DOANH
Sau đây là các quy trình thủ tục tạm ngừng kinh doanh 2022 theo luật định.
1. Đối với doanh nghiệp tư nhân
– Thông báo về việc tạm ngừng hoạt động.
– CMND/CCCD/hộ chiếu của người thực hiện: Bản sao công chứng
– Giấy ủy quyền (nếu doanh nghiệp ủy quyền cho cá nhân/ tổ chức khác nộp hồ sơ)
2. Đối với những doanh nghiệp TNHH 1 thành viên
– Thông báo về việc tạm ngưng hoạt động.
– CMND/CCCD/hộ chiếu của người thực hiện: Bản sao công chứng
– Quyết định của chủ sở hữu về việc tạm ngừng hoạt động.
– Giấy ủy quyền (nếu doanh nghiệp ủy quyền cho cá nhân/ tổ chức khác nộp hồ sơ)
2. Đối với những doanh nghiệp TNHH 2 thành viên trở lên
– Thông báo về việc tạm ngưng kinh doanh.
– CMND/CCCD/hộ chiếu của người thực hiện: Bản sao công chứng.
– Biên bản hội đồng quản trị/ họp hội đồng thành viên về việc tạm ngừng hoạt động.
– Quyết định của hội đồng quản trị/ hội đồng thành viên về việc tạm ngưng hoạt động.
– Giấy ủy quyền (nếu doanh nghiệp ủy quyền cho cá nhân/ tổ chức khác nộp hồ sơ).
Tạm ngưng hoạt động giúp cho công ty ngưng thua lỗ trong lúc thị trường đang khó khăn
3. Đối với những doanh nghiệp cổ phần
– Thông báo về việc tạm ngừng hoạt động.
– CMND/CCCD/hộ chiếu của người thực hiện: Bản sao công chứng.
– Biên bản hội đồng quản trị/ họp hội đồng thành viên về việc ngừng kinh doanh.
– Quyết định của hội đồng quản trị/ hội đồng thành viên về việc ngừng kinh doanh.
– Giấy ủy quyền (nếu doanh nghiệp ủy quyền cho cá nhân/ tổ chức khác nộp hồ sơ).
NỘP BỘ HỒ SƠ TẠM NGỪNG KINH DOANH
Cách 1 – Đến trực tiếp Sở KH&ĐT nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
Cách 2 – Nộp trực tuyến:
– Bước 1: Tại cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: đăng ký tài khoản.
– Bước 2: Nhập đầy đủ các thông tin hồ sơ cần thiết.
– Bước 3: Scan các giấy tờ cần thiết lên hệ thống.
– Bước 4: Kiểm tra, xác nhận lại các thông tin và nộp hồ sơ.
Lưu ý: Khi nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh qua mạng, nếu hồ sơ được xác nhận hợp lệ, cần biên nhận và giấy ủy quyền để lấy kết quả tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
Doanh nghiệp không được tạm ngừng quá 2 năm
KHI THỰC HIỆN TẠM NGỪNG KINH DOANH CẦN LƯU Ý NHỮNG ĐIỀU GÌ ?
– Doanh nghiệp được tạm ngưng kinh doanh tối đa không được quá 1 năm. Nếu doanh nghiệp tạm ngừng liên tiếp thì tổng thời gian không được quá 2 năm.
– Lệ phí môn bài sẽ được miễn: Nếu doanh nghiệp tạm ngừng nguyên năm tài chính hoặc nguyên năm dương lịch.
– Tờ khai thuế: Trong thời gian tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế, nhưng các tờ khai thuế của quý trước khi ngừng kinh doanh vẫn phải nộp.
– Báo cáo tài chính: Nếu doanh nghiệp tạm ngừng năm tài chính hoặc không nguyên năm dương lịch vẫn phải nộp báo cáo tài chính năm.
– Các lưu ý khác:
+ Doanh nghiệp vẫn phải treo bảng hiệu tạo cơ sở kinh doanh.
+ Trong thời gian ngừng kinh doanh, cần thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế vẫn còn đang nợ cơ quan thuế.
+ Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, không được thực hiện giao dịch mới hoặc ký kết hợp đồng.
+ Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ hoặc các nghĩa vụ về tài sản khác với đối tác, khách hàng và người lao động (nếu chưa có các thải thuẩn khác giữa các bên).
Qua thông tin chia sẻ như trên, bạn đã hình dung dịch vụ tạm ngừng kinh doanh là gì rồi chứ. Vẫn còn rất nhiều vấn đề khác xoay quanh thủ tục tạm ngưng hoạt động doanh nghiệp, ví dụ như tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh như thế nào chẳng hạn. Để hiểu thêm vấn đề, bạn hãy liên hệ với NAVI để được tư vấn kỹ lưỡng hơn nhé.