Có bao nhiêu loại hình chuyển đổi doanh nghiệp? Quy trình đổi loại hình doanh nghiệp như thế nào?

Để phù hợp với quy mô và định hướng phát triển của doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một lựa chọn thích hợp. Hoặc trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng đủ theo quy định của pháp luật về số lượng thành viên tối thiểu thì bắt buộc doanh nghiệp cũng phải tiến hành chuyển loại hình nếu công ty không muốn bị buộc phải giải thể

Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào định hướng phát triển mà lựa chọn mô hình cơ cấu phù hợp. Nhưng không phải loại hình chuyển đổi nào cũng có thể thực hiện được. Chuyển đổi loại hình công ty bao gồm các loại hình thức có thể thực hiện như: 

– Từ doanh nghiệp cổ phần sang doanh nghiệp TNHH 1 thành viên

– Từ doanh nghiệp cổ phần sang doanh nghiệp TNHH 2 thành viên trở lên

– Từ công ty TNHH sang doanh nghiệp cổ phần

– Từ doanh nghiệp TNHH 1 thành viên sang doanh nghiệp TNHH 2 thành viên trở lên

– Từ doanh nghiệp TNHH 2 thành viên trở lên sang doanh nghiệp TNHH 1 thành viên

– Từ công ty tư nhân thành doanh nghiệp TNHH, doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp hợp danh.

chuyen-doi-loai-hinh-doanh-nghiep-xa-hoi

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là gì?Cần làm những gì?

Dù bạn cần chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tư nhân hay loại hình nào thì khi ủy thác cho NAVI thực hiện việc chuyển đổi loại hình, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp:

– Giấy phép kinh doanh: bản sao

– CMND/CCCD/hộ chiếu: bản sao công chứng

Trong thời gian 3 ngày, NAVI sẽ thay doanh nghiệp hoàn tất những thủ tục pháp lý, bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ của doanh nghiệp.

– Quyết định thay đổi loại hình doanh nghiệp.

– Biên bản họp về việc chuyển đổi loại hình.

– Hợp đồng về chuyển nhượng vốn góp (nếu có).

– Danh sách các thành viên hoặc cổ đông (nếu có).

–  Hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân nộp tại cơ quan thuế (nếu có).

luu-y-khi-chuyen-doi-loai-hinh-doanh-nghiep

Đôi khi đổi loại hình hoạt động lại giúp công ty vận hành tốt hơn

Các công việc mà doanh nghiệp cần thực hiện, sau khi nhận được GPKD, con dấu mới:

– Thay đổi bảng hiệu theo tên 

– Xử lý các hóa đơn theo tên cũ và làm thông báo phát hành hóa đơn mới

– Trường hợp công an cấp con dấu cho doanh nghiệp thì cần trả con dấu cũ cho cơ quan công an đã cấp con dấu

– Thông báo thay đổi và cung cấp các thông tin mới cho ngân hàng nơi mở tài khoản công ty

– Nộp tờ khai thuế TNCN lên cơ quan thuế

mau-bieu-chuyen-doi-loai-hinh-doanh-nghiep

Chuyển đổi loại hình công ty kịp thời sẽ giúp công ty có hướng đi đúng hơn để phát triển

Như trên là những bước cơ bản thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình công ty. Để hiểu thêm chi tiết, bạn có thể liên hệ NAVI để được tư vấn tận tình, báo giá phí chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hay các quy định chi tiết về dịch vụ này.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *